Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Toán Lớp 7: Cho tam giác ABC cân tại B có đường cao BH (H thuộc AC). a) Chứng minh H là trung điểm của AC. b) Từ H kẻ HE ⊥ AB (E∈ AB); HF ⊥ BC (F∈B

Toán Lớp 7: Cho tam giác ABC cân tại B có đường cao BH (H thuộc AC).
a) Chứng minh H là trung điểm của AC.
b) Từ H kẻ HE ⊥ AB (E∈ AB); HF ⊥ BC (F∈BC). Chứng minh rằng
Δ BEF là tam giác cân
c) Trên tia đối tia HF, lấy điểm M sao cho H là trung điểm MF. Chứng
minh AC là đường trung trực của đoạn thẳng ME.
d) Gọi P là giao điểm của đoạn thẳng ME và AC ; K là giao điểm của đoạn
thẳng FP và HE. Chứng minh rằng các đường thẳng BH; EF; MK đồng
quy.

Comments ( 2 )

  1. Giải đáp:
    $\\$
    a,
    Do ΔABC cân tại B (gt)
    BH là đường cao (gt)
    -> BH là đường trung tuyến
    -> H là trung điểm của AC
    $\\$
    b,
    Do ΔABC cân tại B
    -> AB=BC và hat{EAH}=hat{FCH}
    Xét ΔAEH và ΔCFH có :
    hat{AEH}=hat{CFH}=90^o ( HE⊥AB, HF⊥BC)
    AH=CH (Do H là trung điểm của AC)
    hat{EAH}=hat{FCH} (cmt)
    -> ΔAEH  = ΔCFH (cạnh huyền – góc nhọn)
    -> AE=CF (2 cạnh tương ứng)
    Có : BE = AB – AE, BF = BC -CF
    mà AB=BC (cmt), AE=CF (cmt)
    -> BE=BF
    -> ΔBEF cân tại B
    $\\$
    c,
    Do ΔAEH = ΔCFH (cmt)
    -> HE=HF (2 cạnh tương ứng)
    mà MH =HF (Do H là trung điểm của MF)
    -> HE = MH (=HF)
    -> H nằm trên đường trung trực của ME (1)
    Xét ΔAHM và ΔCHF có :
    hat{AHM}=hat{CHF} (2 góc đối đỉnh)
    AH=CH (Do H là trung điểm của AC)
    MH=HF (Do H là trung điểm của MF)
    -> ΔAHM = ΔCHF (cạnh – góc – cạnh)
    -> AM = CF (2 cạnh tương ứng)
    mà AE=CF (cmt)
    -> AM=AE (=CF)
    -> A nằm trên đường trung trực của ME (2)
    Từ (1), (2)
    -> AH là đường trung trực của ME
    hay AC là đường trung trực của ME
    $\\$
    d,
    Gọi O là giao của EF và BH (3)
    Do AC là đường trung trực của ME (cmt)
    -> AC đi qua trung điểm của ME
    mà P là giao của ME và AC
    -> P là trung điểm của ME
    -> FP là đường trung tuyến của ΔMEF
    Có : H là trung điểm của MF (gt)
    -> EH là đường trung tuyến của ΔMEF
    Có : BE=BF (cmt), HE=HF (cmt)
    -> B nằm trên đường trung trực của EF, H nằm trên đường trung trực của EF
    -> BH là đường trung trực của EF
    -> BH đi qua trung điểm của EF
    mà O là giao của BH và EF
    -> O là trung điểm của EF
    -> MO là đường trung tuyến của ΔMEF
    Xét ΔMEF có :
    FP là đường trung tuyến (cmt)
    EH là đường trung tuyến (cmt)
    FP cắt EH tại K
    -> K là trọng tâm của ΔMEF
    mà MO là đường trung tuyến của ΔMEF
    -> MO đi qua K
    hay MK đi qua O (4)
    Từ (3), (4)
    -> BH,EF,MK đồng quy tại O
     

    toan-lop-7-cho-tam-giac-abc-can-tai-b-co-duong-cao-bh-h-thuoc-ac-a-chung-minh-h-la-trung-diem-cu

  2. Giải đáp:
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    a/ $ΔABC$ cân tại $B$ có $BH$ là đường cao
    $⇒ BH$ cũng là đường trung tuyến $ΔABC$
    $⇒ H$ là trung điểm $AC$
    b/ $ΔABC$ cân tại $B$ có $BH$ là đường cao
    $⇒ BH$ là tia phân giác $\widehat{EBF}$
    Hay $\widehat{EBH}=\widehat{FBH}$
    Xét $ΔEBH$ và $ΔFBH$
    Có: $\widehat{BEH}=\widehat{BFH}$ $(=90^0)$
    $BH$ chung
    $\widehat{EBH}=\widehat{FBH}$ (chứng minh trên)
    $⇒ ΔEBH = ΔFBH$ (cạnh huyền-góc nhọn)
    $⇒ EB=FB$
    $⇒ ΔEBF$ cân tại $B$
    c/ Xét $ΔHAM$ và $ΔHCF$
    Có: $\widehat{HMA}=\widehat{HFC}$ $(=90^0)$
    $\widehat{AHM}=\widehat{FHC}$ (đối đỉnh)
    $AH=HC$ (câu $a$)
    $⇒ ΔHAM = ΔHCF$ (cạnh huyền-góc nhọn)
    $⇒ AM=FC$ và $\widehat{HAM}=\widehat{HCF}$
    Mà $FC=AE$ và $\widehat{HCF}=\widehat{HAE}$
    nên $AM=AE$ và $\widehat{HAM}=\widehat{HAE}$
    $⇒ ΔAME$ cân tại $A$ có $AH$ là tia phân giác $\widehat{MAE}$
    $⇒ AH$ là đường trung trực đoạn $EM$
    d/ $ΔEMF$ có $EH$ và $FP$ là các đường trung tuyến cắt nhau tại $K$
    $⇒ MK$ đi qua trung điểm đoạn $EF$ $(1)$
    Từ câu $b$: $ΔEBH = ΔFBH$
    $⇒ EB=FB$ và $HE=HF$
    $⇒ BH$ là đường trung trực đoạn $EF$
    $⇒ BH$ đi qua trung điểm đoạn $EF$ $(2)$
    Từ $(1), (2)$ suy ra: $MK, BH, EF$ đồng quy

    toan-lop-7-cho-tam-giac-abc-can-tai-b-co-duong-cao-bh-h-thuoc-ac-a-chung-minh-h-la-trung-diem-cu

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

About Tâm