Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Hóa học Lớp 9: Dung dịch muối tác dụng được với tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây? A. Al, Mg, Zn B. Ag, Pb, Cu C. Zn, Al, Cu D. Ag, Mg, Ni 2

Hóa học Lớp 9: Dung dịch muối tác dụng được với tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây?
A. Al, Mg, Zn
B. Ag, Pb, Cu
C. Zn, Al, Cu
D. Ag, Mg, Ni
2
Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Al và (có đun nóng)
B. Fe và dung dịch muối ZnSO4
C. Mg và dung dịch HCl
D. Fe và S (có đun nóng)
3
Để bảo quản kim loại natri trong phòng thí nghiệm, người ta phải ngâm natri trong hóa chất nào sau đây?
A. Nước tinh khiết
B. Dầu hỏa
C. Dung dịch H2SO4 loãng
D. Dung dịch muối ăn
4
Nhận biết hai dung dịch KCl và MgCl2 đựng riêng trong các lọ mất nhãn có thể dùng dung dịch của chất nào dưới đây?
A. K2SO4
B. HCl
C. KCl
D. NaOH
5
Cho một lượng Fe dư vào dung dịch có 2 chất tan là MgSO4 và CuSO4. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch A và chất rắn B. Trong B có các kim loại nào?
A. Cu
B. Fe và Cu
C. Mg và Cu
D. Fe và Mg
6
Nhận biết hai kim loại Al và Ag có thể dùng hoá chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch MgCl2
C. Nước
D. Dung dịch NaCl
7
Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohiđric (HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động khoảng 0,0001 ÷ 0,001 mol/l. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, thừa axit dạ dày có thể dẫn đến viêm loét, xuất huyết dạ dày… Để làm giảm lượng HCl có dư trong dạ dày, người ta dùng hoá chất nào sau đây?
A. NaHCO3
B. NaCl
C. NaOH
D. BaCl2
8
Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Có thể dùng kim loại nào sau đây (lấy dư) để làm sạch dung dịch FeSO4?
A. Cu
B. Fe
C. Mg
D. Zn
9
Cho sơ đồ phản ứng sau:
ZnSO4 +……….. —–> Zn(NO3)2 +………..
Cặp hệ số và công thức hóa học tương ứng được điền vào chỗ trống để được phương trình hóa học đúng là:
A. 2HNO3 và 2HCl
B. Ba(NO3)2 và BaSO4
C. 2NaNO3 và Na2SO4
D. NaNO3 và Na2SO4
10
Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều là muối?
A. KCl, NaOH, ZnSO4
B. H2SO4, CuCl2, Al2(SO4)3
C. CaCO3, BaCl2, NaNO3
D. Na3PO4, Ca(OH)2, HCl
11
Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần?
A. Na, Mg, Al, Zn, Fe, Cu
B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, Na
C. Fe, Cu, Na, Al, Zn, Mg
D. Zn, Na, Mg, Cu, Al, Fe
12
Muối nào sau đây bị phân huỷ khi đun nóng?
A. MgSO4
B. BaSO4
C. KClO3
D. CuCl2
13
Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây?
A. Ag, Ca(OH)2, NaCl
B. Mg, KOH, BaCl2
C. Fe, HCl, Ba(NO3)2
D. Cu, KCl, HNO3
14
Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng 1 dung dịch?
A. Ba(NO3)2 và KCl
B. Na2CO3 và KNO3
C. AgNO3 và BaCl2
D. K2SO4 và NaCl
15
Có bốn kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
– X và T tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.
– Z và Y không phản ứng với dung dịch HCl.
– T tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
– Z tác dụng với dung dịch muối của Y và giải phóng Y.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần của bốn kim loại trên?
A. Y, T, Z, X
B. Y, Z, X, T
C. T, X, Z, Y
D. X, Y, Z, T
16
Dãy nào gồm tất cả các kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđro?
A. K, Na, Mg
B. Na, Ca, K
C. Fe, Na, Ba
D. Cu, Ag, Fe
17
Cho 27,2 gam kẽm clorua tác dụng vừa đủ với dung dịch bạc nitrat thu được m gam kết tủa. Chọn giá trị đúng của m trong các giá trị dưới đây? (Biết N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Zn = 65; Ag = 108)
A. m = 43,05 gam
B. m = 133,5 gam
C. m = 57,4 gam
D. m = 28,7 gam
18
Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3 loãng một thời gian. Hiện tượng nào quan sát được trong quá trình phản ứng?
A. Một phần lá đồng bị hòa tan, dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh, xuất hiện kim loại bạc bám ngoài lá đồng.
B. Xuất hiện kim loại bạc màu xám bám ngoài lá đồng, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
C. Xuất hiện kim loại bạc màu xám bám ngoài lá đồng, dung dịch không đổi màu.
D. Xuất hiện sủi bọt khí, dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh.
19
Huyết sắc tố (Hemoglobin) trong hồng cầu có vai trò vận chuyển khí oxi từ phổi đến các cơ quan và vận chuyển khí cacbonic từ các cơ quan đến phổi. Kim loại nào có trong thành phần của hemoglobin giúp thực hiện quá trình trên?
A. Fe
B. Al
C. Ag
D. Cu
20
Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Kim loại hoạt động hóa học yếu hơn có thể đẩy kim loại hoạt động mạnh hơn ra khỏi dung dịch muối.
B. Kim loại tan trong dung dịch NaOH: Al
C. Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường: Fe, Cu, Ag.
D. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag.
21
Cho các dung dịch muối ZnCl2, FeSO4, Cu(NO3)2 và các kim loại Al, Ag, Zn, Pb. Trong số các chất đã cho, có bao nhiêu cặp chất kim loại và muối trong dung dịch tác dụng được với nhau?
A. 5 cặp
B. 4 cặp
C. 7 cặp
D. 6 cặp, giúp em giải bài hóa này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Comments ( 2 )

  1. Giải đáp + Lời giải và giải thích chi tiết:
    1. A 
    – Vì $Cu^{}$ và $Ag^{}$ hoạt động hóa học yếu câu nào có $Cu^{}$ và $Ag^{}$ là sai 
    2. B 
    – Vì $Fe_{}$ là kim loại hoạt độ hóa học yếu hơn $Zn_{}$ nên khi tác dụng với $ZnSO_{4}$ phản ứng không xảy ra 
    3. A 
    – Các dd còn lại làm cho Na bị biến đổi nên bỏ vào nước 
    4. D 
    – Khi cho $NaOH_{}$ vào thì $MgCl{2}$ tạo kết tủa tắng còn $KCl_{}$ không hiện tượng 
    $2NaOH_{}$ + $MgCl_{2}$ → $Mg(OH)_{2}$ + $2NaCl_{}$ 
     5. B
    Fe + CuSO4  → FeSO4 + Cu
    Fe + MgSO4 → không pư
    ⇒ còn lại Fe và Cu
    6. A 
    – Vì Ag và kim loại hoạt động hóa học yếu không tác dụng với axit 
    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
    7. A 
    – NaHCO3 có tính chất đều hòa axit 
    8. B 
    – Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
    ⇒ chọn Fe để tọa ra 2 dd FeSO4 
    9. B 
    – Vì muối tác dụng với muối phải có kết tủa hoặc khí thoát ra : BaSO4 kết tủa trắng
    – ZnSO4 + Ba(NO3)2 → Zn(NO3)2 + BaSO4 ↓
    10. C 
    – A, B, D có lẫn axit và bazo ( HCl , NaOH, H2SO4, Ba(OH)2 ) 
    11. A 
    – Giam từ kim loại mạnh xuống kim loại yếu 
    12. C 
    – 2KClO3  –nhiệtđộ–> 2KCl + 3O2
    13. B 
    – Tác dụng với kim loại mạng hơn (Mg), bazo và muối  tạo kết tủa ( ca(OH)2 , BaCl2 )
    14. C 
    – Chúng phản ứng với nhau 
    – 2AgNO3 + BaCl2  → 2AgCl ↓+ Ba(NO3)2 
    15. C
    – X, T đứng trước vì tác dụng được với axit 
    – T đứng trước X vì tác dụng với muối X và giải phóng X 
    – Z, Y đứng sau vì không tác dụng được với axit 
    – Z đứng trước Y vì tác dụng với muối Y và giải phóng Y
    ⇒ T, X, Z, Y
    16. B 
    – Các kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường : ( Na, K, Ba, ca ) 
    17. C 
    – m AgCl = 57.4 gam 
    18. A
    Một phần lá đồng bị hòa tan, dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh, xuất hiện kim loại bạc bám ngoài lá đồng.
    19. C 
    – Vì nó không tác dụng với O2 và CO2 
    20.B 
    – 2NaOH + 2H2O + 2Al → 2 NaAlO2 + 3H2
    21. A 
    – Al + ( ZnCl2, FeSO4, Cu(NO3)2 ) ; Zn + (FeSO4, Cu(NO3)2  )
    #milkeanguyen 

  2. 1. Không hỉu đề cho lắm
    2. B vì Fe yếu hơn Zn nên Fe không tác dụng được với muối của Zn
    3. B vì Natri rất dễ phản ứng với nước ở nhiệt độ thường, đặc biệt vào những ngày thời tiết ẩm ướt, sẽ rất dễ xảy ra phản ứng hóa học, nên việc bảo quản Natri trong dầu hỏa sẽ giúp tránh được các tình trạng trên vì dầu hỏa không tan trong nước và không cho nước tiếp xúc với Natri.
    4. D vì chỉ có MgCl2 mới tác dụng được với NaOH tạo ra kết tủa trắng là Mg(OH)2
    2NaOH + MgCl2 ⟶ Mg(OH)2 + 2NaCl
    5. Cu vì chỉ có CuSO4 mới tác dụng được với Fe
    6. A vì khi HCl tác dụng với Ag ra AgCl3 kết tủa.
    7. A vì NaHCO3 là chất lưỡng tính nên tác dụng được với cả chất có tính bazơ và chất có tính axit.
    8. B vì Fe+CuSO4⟶Cu+FeSO4 nên sau phản ứng ta chỉ cần lọc là sẽ thu được FeSO4
    9. B vì ZnSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + Zn(NO3)2
    10. C
    11. A
    12. C vì 2KClO3 ⟶ 2KCl + 3O2 Điều kiện: Nhiệt độ: nhiệt độ, xúc tác: MnO2
    13. B vì Mg là kim loại mạnh hơn Cu
    KOH + CuSO4 ra chất kết tủa
    BaCl2 + CuSO4 ra kết tủa
    14. C vì hai chất này tác dụng ra chất kết tủa AgCl
    15. C vì gạch đầu dòng 1 suy ra X và T trc hidro trong dãy điện hóa
    gạch đầu dòng 2 suy ra Z và Y sau hidro trong dãy điện hóa
    gạch đầu dòng 3 suy ra T mạnh hơn X
    gạch đầu dòng 4 suy ra Z mạnh hơn Y
    16. B
    17. nZnCl2 = 27,2 : 136 = 0,2 (mol)
    2AgNO3 + ZnCl2 ⟶ 2AgCl↓ + Zn(NO3)2
                       0,2             0,4     (mol)
    mAgCl = m = 0,4 × 143,5 = 57,4 (g)
    18. A
    19. A vì nhờ chứa Fe2+ có thể oxi hoá do vậy có vai trò vận chuyển oxy từ phổi đến cơ quan và vận chuyển CO2 từ cơ quan đến phổi, ngoài ra huyết sắc tố còn có vai trò làm đệm để trung hoà các H+ do tổ chức giải phóng ra.
    20. B vì Al tạo ra oxit lưỡng tính.
    21. D

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

About Thu Giang