Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Toán Lớp 9: 1. Cho hàm số y = ( m – 1). x+m a, Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến? nghịch biến b, Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm

Toán Lớp 9: 1. Cho hàm số y = ( m – 1). x+m
a, Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến? nghịch biến
b, Xác định giá trị của m để đồ thị của hàm số đi qua điểm A ( 0; 2)
c, Xác định giá trị của m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ = -3

Comments ( 2 )

  1. Giải đáp + Lời giải và giải thích chi tiết:
    a)
    Hàm số y đồng biến khi m-1>0
    =>m>1
    Hàm số y nghịch biến khi m-1<0
    =>m<1
    Vậy hàm số y đồng biến khi m>1 và nghịch biến khi m<1
    b)
    Đồ thị hàm số y đi qua điểm A(0;2) khi 2=(m-1).0+m
    =>m=2
    Vậy m=2 thì đồ thị hàm số y đi qua điểm A(0;2)
    c)
    Đồ thị hàm số y cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là -3 khi 0=(m-1).(-3)+m
    =>3-3m+m=0
    =>2m=3
    =>m=3/2
    Vậy m=(3)/2 thì đồ thị hàm số y cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là -3

  2. Giải đáp:
    a)
    $m>1$ thì hàm số đồng biến
    $m<1$ thì hàm số nghịch biến
    b) $m=2$ thì đồ thị hàm số đi qua điểm $A(0;2)$
    c) $m=\dfrac{3}{2}$ thì đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là $-3$
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    $y=(m-1)x+m$
    a)
    Để hàm số đồng biến $\to m-1>0\to m>1$
    Để hàm số nghịch biến $\to m-1<0\to m<1$
    Vậy $m>1$ thì hàm số đồng biến
    $m<1$ thì hàm số nghịch biến
    b)
    Để đồ thị hàm số đi qua điểm $A(0;2)$
    $\to (m-1).0+m=2\\\to m=2$
    Vậy $m=2$ thì đồ thị hàm số đi qua điểm $A(0;2)$
    c)
    Để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là $-3$
    $\to x=-3;y=0$
    $\to (m-1).(-3)+m=0\\\to -3m+3+m=0\\\to 2m=3\\\to m=\dfrac{3}{2}$
    Vậy $m=\dfrac{3}{2}$ thì đồ thị hàm số cắt trục hoành tại điểm có hoành độ là $-3$

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )