Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Hóa học Lớp 8: Cho các hỗn hợp sau: a/ Rượu và nước (t0 sôi của rượu là 78,30C) b/ Bột đồng và bột sắt c/ Nước và dầu hỏa d/ Bột lưu huỳnh và muối ăn

Hóa học Lớp 8: Cho các hỗn hợp sau:
a/ Rượu và nước (t0 sôi của rượu là 78,30C)
b/ Bột đồng và bột sắt
c/ Nước và dầu hỏa
d/ Bột lưu huỳnh và muối ăn
Làm thế nào để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp., giúp em giải bài hóa này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Comments ( 2 )

  1. Giải đáp:
     
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    a Rượu và nước
    Do nước sôi ở nhiệt độ 100oC mà rượu lại sôi ở nhiệt độ 78,3oC nên;
    Ta đun sôi hỗn hợp đến nhiệt độ là 78,3oC thì rượu sẽ bay hơi hết còn lại nước!!!!!
    Vậy là ta đã tách được rượu và nước ra rồi!!!!!
    b. Bột đồng và bột sắt
    Đưa nam châm lại gần hỗn hộp, nam châm sẽ hút hết bột sắt còn lạ bột đồng.
    Vậy là ta đã tách được bột sắt và bột đồng ra rồi!!!!!
    c Nước và dầu hỏa.
    Khi cho hỗn hợp vào một cái bình có vòi, vì nước nặng hơn dầu hỏa nên dầu hỏa sẽ nổi lên trên, mở từ từ khóa vòi để để nước chảy xuống một cái bình khác cho đến khi hết nước thì khóa vòi lại.
    Vậy là ta đã tách được nước và dầu hỏa.
    d Muối và bột lưu huỳnh
    Đổ hỗn hợp vào nước khuấy đều, muối sẽ hòa tan trong nước, đổ dung dịch qua một cái phễu có giấy lọc, lưu huỳnh sẽ còn lại trên giấy lọc.
    ⇒ Tách được lưu huỳnh.
    Cô cạn dung dịch muối ăn.
    ⇒ Thu được muối.
    Vậy là ta đã tách được muối và bột lưu huỳnh rồi.

  2. Giải đáp+Lời giải và giải thích chi tiết:
    a)
    – Muốn tách rượu ra khỏi nước ta đun nóng rượu đến 78,3^oC thì sẽ tách được
    b)
    – Dựa vào tính chất vật lí của bột sắt là bị hút bởi nam châm còn đồng không bị hút nên ta dùng phương pháp nam châm để tách bột đồng với bột sắt
    c)
    – Vì dầu hỏa không thể tan trong nước nên ta có thể dùng phễu để chiết dầu hỏa ra khoi nước
    d)
    – Vì lưu huỳnh không tan trong nước nên ta có phương pháp là để chung lưu huỳnh và muối ăn vào nước sau đó khuấy để muối ăn tan trong nước và ta sẽ tách được bột lưu huỳnh ra khỏi nước sau đó làm bay hơi nước để lấy lại muối ăn

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )