Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Hóa học Lớp 8: Tại sao cần phải học hóa? Lợi ích của việc học hóa? Những nghề nghiệp liên quan đến hóa? Yêu cầu: nêu theo ý kiến riêng của từng người,

Hóa học Lớp 8: Tại sao cần phải học hóa? Lợi ích của việc học hóa? Những nghề nghiệp liên quan đến hóa?
Yêu cầu: nêu theo ý kiến riêng của từng người, ưu tiên các bạn chuyên hóa
Nl: cho mình xin vài lời khuyên học tốt hóa ạ, giúp em giải bài hóa này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Comments ( 2 )

  1. Bạn tham khảo một vài ý kiến của mình
    1) Tại sao cần phải học hóa?
    $\rightarrow$ Đơn giản bởi vì mọi thứ trên trái đất đều liên quan đến $\text{hóa học}$. Nếu chúng ta học chắc hóa và có nền tảng $\text{vững chắc}$ thì chúng ta sẽ nắm bắt được cách mọi thứ hoạt động như thế nào. Ngược lại những người cho là hóa không cần thiết thì họ sẽ luôn bị bỏ lại $\text{theo sau}$ bởi khi lớn lên họ không biết giải thích những hiện tượng xung quanh đời sống của họ.
    2) Lợi ích của việc học hóa là gì?
    $\rightarrow$ Học hóa không chỉ là $\text{đam mê của mỗi cá nhân}$ mà nếu chúng ta học tốt bộ môn hóa thì chắc chắc những môn khác chúng ta sẽ học được. 
    $\rightarrow$ Học hóa giúp chúng ta nhận ra rằng: $\text{“Ồ thì ra là thế này”}$ hay thậm chí là $\text{“Hóa ra nó là như vậy”}$ trong việc giải thích các hiện tượng xảy ra xung quanh chúng ta.
    $\rightarrow$ Học hóa yêu cầu chúng ta phải biết $\text{vận dụng kiến thức}$ từ những môn tự nhiên như $\text{toán, lý}$ trong việc tính toán.
    3) Những nghề nghiệp liên quan đến hóa?
    $\rightarrow$ Tất cả mọi nghề đều liên quan đến hóa quan trọng là nhiều hay ít.
    VD:
    $\rightarrow$ Nhiều: Bác sĩ, nhà khoa học, dược sĩ, nhà khí tượng học, nhà hóa học, phi công,…
    4) Cách học tốt bộ môn hóa?
    $\rightarrow$ 1) Quan trọng nhất là bản thân phải có $\text{đam mê}$ và luôn muốn $\text{dành thời gian}$ để tìm tòi, học hỏi và tính toán những chuyên đề liên quan đến hóa học.
    $\rightarrow$ 2) Tiếp theo bạn phải xác định mục tiêu bạn học hóa là gì. Từ đó tự vạch ra lộ trình học phù hợp, cụ thể cho $\text{bản thân}$
    $\rightarrow$ 3) Cuối cùng là bạn phải biết học như thế nào. Học bộ môn hóa học thì tuyệt đối không áp dụng cách học LÝ THUYẾT SUÔNG. Nếu bạn muốn học giỏi bộ môn này bạn phải nắm chắc kiến thức cơ bản để có thể dễ dàng xử lý các dạng bài trong hóa.
    5) Học chuyên thì học như thế nào?
    $\rightarrow$ Đơn giản là $\text{học những thứ không có trong sách giáo khoa}$ mà vẫn phải có được kiến thức nền tảng vững chắc.
    $\rightarrow$ Những bạn chuyên hóa là những bạn có khả năng $\text{giải những bài toán}$ khó và lạ mà những bạn học bình thường chưa bao giờ tiếp cận.
    ***Trên đây là những kinh nghiệm, phương pháp và quan điểm của mình.

  2. Hóa học dạy kỹ năng hữu ích. Bởi vì nó là một khoa học, học tập hóa học có nghĩa là học cách lập luận và giải quyết vấn đề. Giúp bạn hiểu các sự kiện hiện tại, bao gồm tin tức về dầu khí, thu hồi sản phẩm, ô nhiễm, môi trường và các tiến bộ công nghệ… Hóa học mở ra lựa chọn nghề nghiệp.
    Lợi ích:
    1/ Cải thiện tư duy logic

    2/ Rèn luyện tư duy và khả năng nhạy bén

    3/ Học được các kỹ năng trao đổi thông tin

    4/ Giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả

    5/ Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề

    6/ Thói quen tập trung được rèn luyện

    7/ Học Hóa sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào các kỳ thi

    8/ Học Hóa giúp chúng ta ứng dụng vào thực tế
    Ngành nghề:
    Y tế, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe.

    Công nghệ thực phẩm.

    Vật liệu xây dựng.

    Vật liệu công nghệ cao (vi mạch, màn hình OLED, LED,…)

    Nguyên liệu cho công nghiệp điện tử.

    Nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…)

    Sản xuất hàng tiêu dùng.

    Năng lượng.

    Mỹ phẩm, hóa dược.

    Môi trường (xử lý chất thải, khí thải,…).

    Thời trang (dệt, nhuộm,…).
    Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học

    * Khi học tập môn Hóa học, cần chú ý:

    – Thu thập tìm kiếm kiến thức: nắm vững lí thuyết. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức. Học thêm cũng là một cách để tiếp thu kiến thức.

    – Xử lí thông tin: tự rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình

    – Vận dụng kiến thức đã học: trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học lí tưởng).

    – Ghi nhớ: học thuộc những ý chính, quan trọng nhất của bài. Tránh học vẹt, máy móc.

    * Phương pháp học tập môn Hóa học: học tốt Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.

    a) Vài phương pháp để học tốt môn Hóa học:

    – Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”).

    – Biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.

    – Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lí.

    – Bạn nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi hóa học. Ngoài ra nếu có thắc mắc gì, bạn đừng ngần ngại, hãy hỏi thầy cô hoặc bạn bè, họ sẽ giúp bạn.

    – Có hứng thú, say mê với môn hóa học: bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù bạn có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác cũng vậy).

    b) Phương pháp học của mình: mình không tự nhận là mình học giỏi hóa mà chỉ là học được thôi. Mình thường áp dụng vài tuyệt chiêu sau trong việc học hóa học:

    – Sử dụng sơ đồ tư duy: bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay và khi cần, lật ra và … “À! Đây rồi…”.

    – Đoán đề thi: thông thường trước khi thi (tất cả các môn) mình thường đoán đề, đề sẽ cho dạng như thế nào (kết hợp vài thông tin có ở trên lớp) và cách thức để “chiến đấu” sao cho hiệu quả.

    – Học trên mạng: tìm một website học trực tuyến uy tín để học thêm sẽ cực tốt đấy!

    Care:Tư liệu
    Này mình lọc cho bạn, bạn có thể tham khảo
    Chúc bạn học hóa tốt ạ^^

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )