Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Hóa học Lớp 9: Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng 1 dung dịch? K2SO4 và NaCl. AgNO3 và BaCl2. Ba(NO3)2 và KCl. Na2CO3 và KNO3. Có dung dịch

Hóa học Lớp 9: Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong cùng 1 dung dịch?
K2SO4 và NaCl.
AgNO3 và BaCl2.
Ba(NO3)2 và KCl.
Na2CO3 và KNO3.
Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Có thể dùng kim loại nào sau đây (lấy dư) để làm sạch dung dịch FeSO4?
Zn
Cu
Fe
Mg
Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohiđric (HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động khoảng 0,0001 ÷ 0,001 mol/l. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, thừa axit dạ dày có thể dẫn đến viêm loét, xuất huyết dạ dày… Để làm giảm lượng HCl có dư trong dạ dày, người ta dùng hoá chất nào sau đây?
NaCl.
NaHCO3.
NaOH.
BaCl2.
Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
Mg và dung dịch HCl.
Fe và dung dịch muối ZnSO4.
Fe và S (có đun nóng).
Al và O2 (có đun nóng).
Cho 8,97 gam một kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch CuSO4 thì thu được 19,11 gam kết tủa. Tìm kim loại. (Biết H = 1; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Fe = 56; Cu = 64)
Mg
Fe
Al
Na
Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3 loãng một thời gian. Hiện tượng nào quan sát được trong quá trình phản ứng?
Một phần lá đồng bị hòa tan, dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh, xuất hiện kim loại bạc bám ngoài lá đồng.
Xuất hiện kim loại bạc màu xám bám ngoài lá đồng, dung dịch không đổi màu.
Xuất hiện kim loại bạc màu xám bám ngoài lá đồng, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
Xuất hiện sủi bọt khí, dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh.
Cho các dung dịch muối ZnCl2, FeSO4, Cu(NO3)2 và các kim loại Al, Ag, Zn, Pb. Trong số các chất đã cho, có bao nhiêu cặp chất kim loại và muối trong dung dịch tác dụng được với nhau?
5 cặp
4 cặp
7 cặp
6 cặp
Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường: Fe, Cu, Ag.
Kim loại hoạt động hóa học yếu hơn có thể đẩy kim loại hoạt động mạnh hơn ra khỏi dung dịch muối.
Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag.
Kim loại tan trong dung dịch NaOH: Al.
Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều là muối?
Na3PO4, Ca(OH)2, HCl.
KCl, NaOH, ZnSO4.
CaCO3, BaCl2, NaNO3.
H2SO4, CuCl2, Al2(SO4)3.
Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây?
Cu, KCl, HNO3.
Mg, KOH, BaCl2.
Ag, Ca(OH)2, NaCl.
Fe, HCl, Ba(NO3)2.
Dãy nào gồm tất cả các kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđro?
Na, Ca, K.
Cu, Ag, Fe.
K, Na, Mg.
Fe, Na, Ba.
Cho 8,9 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn vào dung dịch HCl dư, người ta thu được 4,48 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Mg và Zn trong hỗn hợp lần lượt là (biết H = 1; Mg = 24; Cl = 35,5; Zn = 65)
25% và 75%.
75% và 25%.
26,97% và 73,03%.
73,03% và 26,97%.
Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần?
Na, Mg, Al, Zn, Fe, Cu.
Cu, Fe, Zn, Al, Mg, Na.
Zn, Na, Mg, Cu, Al, Fe.
Fe, Cu, Na, Al, Zn, Mg.
Muối nào sau đây bị phân huỷ khi đun nóng?
KClO3
MgSO4
CuCl2
BaSO4
Nhận biết hai dung dịch KCl và MgCl2 đựng riêng trong các lọ mất nhãn có thể dùng dung dịch của chất nào dưới đây?
K2SO4.
NaOH.
KCl.
HCl.
Huyết sắc tố (Hemoglobin) trong hồng cầu có vai trò vận chuyển khí oxi từ phổi đến các cơ quan và vận chuyển khí cacbonic từ các cơ quan đến phổi. Kim loại nào có trong thành phần của hemoglobin giúp thực hiện quá trình trên?
Fe
Ag
Al
Cu
Cho một lượng Fe dư vào dung dịch có 2 chất tan là MgSO4 và CuSO4. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch A và chất rắn B. Trong B có các kim loại nào?
Cu.
Fe và Mg.
Mg và Cu.
Fe và Cu.
Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam kim loại M (hóa trị II) trong bình khí clo dư, sau phản ứng thu được 61,75 gam muối. M là kim loại nào dưới đây?
Cu
Zn
Fe
Mg, giúp em giải bài hóa này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Comments ( 1 )

  1. Cặp chất không tồn tại trong cùng 1 dung dịch: AgNO3 và BaCl2
     –Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Có thể dùng kim loại Fe  (lấy dư) để làm sạch dung dịch FeSO4
    -Thành phần chính của axit dạ dày là axit clohiđric (HCl). Nồng độ HCl ở dạ dày của người khỏe mạnh dao động khoảng 0,0001 ÷ 0,001 mol/l. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, thừa axit dạ dày có thể dẫn đến viêm loét, xuất huyết dạ dày… Để làm giảm lượng HCl có dư trong dạ dày, người ta dùng NaHCO3
    -Cặp chất Fe và dung dịch muối ZnSO4 không xảy ra phản ứng hoá học
    -cho 8,97 gam một kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch CuSO4 thì thu được 19,11 gam kết tủa. 
    =>Kim loại đó là Na
    -Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3 loãng một thời gian. Hiện tượng quan sát được trong quá trình phản ứng:Một phần lá đồng bị hòa tan, dung dịch không màu chuyển dần sang màu xanh, xuất hiện kim loại bạc bám ngoài lá đồng.
    -Cho các dung dịch muối ZnCl2, FeSO4, Cu(NO3)2 và các kim loại Al, Ag, Zn, Pb. Trong số các chất đã cho, có 6 cặp chất kim loại và muối trong dung dịch tác dụng được với nhau
    -Cho các kim loại: Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu đúng: Kim loại hoạt động hóa học yếu hơn có thể đẩy kim loại hoạt động mạnh hơn ra khỏi dung dịch muối, Kim loại tan trong dung dịch NaOH: Al
    -Dãysau đây gồm tất cả các chất đều là muối: CaCO3, BaCl2, NaNO3.
    -Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả các chất Mg, KOH, BaCl2.
    -Dãy nào gồm tất cả các kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđro: Na, Ca, K.
    -Cho 8,9 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Zn vào dung dịch HCl dư, người ta thu được 4,48 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Mg và Zn trong hỗn hợp lần lượt là 26,97% và 73,03%.
    -Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần Na, Mg, Al, Zn, Fe, Cu.
    -Muối KClO3 bị phân huỷ khi đun nóng
    -Nhận biết hai dung dịch KCl và MgCl2 đựng riêng trong các lọ mất nhãn có thể dùng dung dịch của NaOH
    -Huyết sắc tố (Hemoglobin) trong hồng cầu có vai trò vận chuyển khí oxi từ phổi đến các cơ quan và vận chuyển khí cacbonic từ các cơ quan đến phổi. Kim loại Fecó trong thành phần của hemoglobin giúp thực hiện quá trình trên
    -Cho một lượng Fe dư vào dung dịch có 2 chất tan là MgSO4 và CuSO4. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch A và chất rắn B. Trong B có các kim loại nào Fe và Cu.
    Câu cuối này bị sai đề bạn ơi

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )