Hóa học Lớp 9: Câu 1: Dãy các oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm là
A. CuO, CaO, K2O, Na2O B. CaO, Na2O, K2O, BaO C. Na2O, BaO, CuO, MnO D. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO
Câu 2: Dãy các oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl) là
A. CuO, Fe2O3, CO2, FeO B. Fe2O3, CuO, MnO, Al2¬O3
C. CaO, CO, N2O5, ZnO D. SO2, MgO, CO2, Ag2O
Câu 3: Dãy các oxit tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước là
A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2 B. CaO, CuO, CO, N2O5
C. CO2, SO2, P2O5, SO3 D. SO2, MgO, CuO, Ag2O
Câu 4: Cho các kim loại sau: Cu, Mg, Al, Zn., Ag, Pb. Có bao nhiêu kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Hiện tượng quan sát được khi cho CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 là
A. CuO tan tạo thành dung dịch không màu B. CuO tan tạo thành dung dịch có màu lục nhạt
C. CuO tan tạo thành dung dịch có màu xanh lam D. CuO không tan trong dung dịch H2SO4
Câu 6: Có 3 dung dịch không màu đựng trong ba ống nghiệm riêng biệt là K2SO4; K2CO3; BaCl2. Có thể dùng dung dịch nào dưới đây để nhận biết các dung dịch trên?
A. Dung dịch HCl. B. dung dịch Na2SO4. C. dd NaOH. D. dung dịch Ba(OH)2.
Câu 7: Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt 3 dung dịch HCl, Na2SO4, NaOH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt chúng?
A. Dung dịch BaCl2 B. Quỳ tím C. Dung dịch Ba(OH)2 D. Kim loại Zn
Câu 8: Kim loại nào sau đây có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch muối Fe(NO3¬)2 ?
A. Ni. B. Sn. C. Zn. D. Cu.
Câu 9: Chọn phát biểu sai khi nói về dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết
A. Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường và giải phóng khí H2.
B. Mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.
C. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,…) giải phóng H2.
D. Kim loại đứng sau đẩy được kim loại đứng trước ra khỏi dung dịch muối.
Câu 10: Nếu rót 100 ml dung dịch NaOH 1M vào ống nghiệm đựng 200 ml dung dịch HCl 1M thì dung dịch tạo thành sau phản ứng sẽ:
A. Làm quỳ tím chuyển đỏ B. Làm quỳ tím chuyển xanh
C. Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ. D. Không làm thay đổi màu quỳ tím
Câu 11: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh B. Có khí thoát ra C. Có kết tủa đỏ nâu D. Có kết tủa màu trắng
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào nước thu được dung dịch A. Để trung hòa dung dịch A cần dùng 200ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:
A. 1M B. 0,5M C. 1,5M D. 0,75M.
Câu 13: Cặp chất nào dưới đây cùng tồn tại (không tác dụng được với nhau) trong một dung dịch?
A. KCl và NaNO3. B. KOH và HCl C. Na3PO4 và CaCl2 D. HBr và AgNO3.
Câu 14: Cặp chất nào dưới đây không cùng tồn tại (tác dụng được với nhau) trong một dung dịch?
A. KCl và NaNO3. B. K2SO4 và HCl C. Na3PO4 và CaCl2 D. NaOH và BaCl2.
Câu 15: Chất nào dưới đây dùng làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng là:
A. CO(NH2)2 B. HNO3 C. NH3 D. N2O5
Câu 16. Để oxi hóa hoàn toàn 1 kim loại R thành oxit phải dùng 1 lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. R là:
A. Na. B. Mg. C. Ca D. Zn.
Câu 17. Cho 1 lá Al vào dung dịch NaOH có hiện tượng
A. Lá Al tan dần, có kết tủa trắng.
B. Lá Al tan dần, có khí không màu thoát ra.
C. Lá Al tan dần, dung dịch chuyển thành màu xanh lam.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 18: Những tính chất vật lý đặc trưng của kim loại:
A. Có ánh kim, nhiệt độ nóng chảy cao. B. Dẫn nhiệt, dẫn điện, độ rắn cao.
C. Độ rắn cao, khối lượng riêng lớn. D. Có ánh kim, dẫn nhiệt, dẫn điện, tính dẻo.
Câu 19: Nhôm có thể phản ứng với dãy chất nào sau đây:
A. H2O, CuSO4, H2SO4(đặc,nguội). B. CuO, Ba(OH)2, AgN03
C. H2SO4(đặc,nguội) ; CuO, HCl D. O2, MgCl2, CuSO4
Câu 20: Cho một thanh sắt (Fe) vào dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh sắt ra cân thì thanh sắt thay đổi là:
A. Giảm B. Tăng C. Không thay đổi D. Không xác định được, giúp em giải bài hóa này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.
Leave a reply
About Quỳnh Hà
Related Posts
Hóa học Lớp 11: Hao tán 13 g một kim loại có hoá trị không đổi vào HNO3 . Sau phản ứng có 0,005 mol muối NH4NO3 . Xác định kim loạ đã dùng. Giúp e với
Hóa học Lớp 8: Khi nung nóng quặng đồng malachite, chất này bị phân hủy thành đồng II oxit CuO, hơi nước và khí cacbonic. Tính khối lượng của khí cacb
Hóa học Lớp 8: C1 vô ý đỗ dấm (axetic) lên nền gạch hoa( trong thành phần có chất canxi cacbonat ta quan sát thấy có bọt khí sủi lên a) dấu hiệu nào
Hóa học Lớp 8: 2. Al + O2 Al2O3 3. CuO + HCl CuCl2 + H2O 4. Na + H2O NaOH + H2 5. CaO + HNO3 Ca(NO3)2 + H2O 6. Zn + O2 ZnO 7. K2O + H2O KOH 8. Al + HC
Hóa học Lớp 9: Em cần giải gấp ạ Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh 3 dung dịch(bị mất nhãn dán tên) sau: HCl, NaOH, NaCl ở lọ nào?
Comments ( 1 )