Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Hóa học Lớp 8: Làm sao để học lại hết kiến thức học kì 1 hoá trong 1 tuần vậy các bạn ơi huhu, mình thật sự hối hận vì đã không học hành nghiêm túc. C

Hóa học Lớp 8: Làm sao để học lại hết kiến thức học kì 1 hoá trong 1 tuần vậy các bạn ơi huhu, mình thật sự hối hận vì đã không học hành nghiêm túc. Các bạn có phương pháp học gì chỉ mình với hic hic, giúp em giải bài hóa này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Comments ( 2 )

  1. 1. Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton (P) = số electron (E);
    Z = P = E
    2. Tổng các hạt trong nguyên tử = số proton (P) + số electron (E) + số nơtron (N)
    = P + E + N
    3. Tổng các hạt trong hạt nhân nguyên tử = số proton (P) + số nơtron (N)
    = P + N
    4. Tính nguyên tử khối (NTK)
    NTK của A = 
    Trong đó: 
    +) mA là khối lượng nguyên tử A (đơn vị gam)
    +) 1đvC = 1u = 1,6605.10-27 kg  = 1,6605.10-24 gam.
    Ví dụ: NTK của oxi = đvC.
    5. Tính khối lượng nguyên tử (mnguyên tử)
    mnguyên tử = ∑mp + ∑me + ∑mn 
    6. Tính phân tử khối (PTK)
    Hợp chất có dạng: AxByCz
    PTK = (NTK của A).x + (NTK của B).y + (NTK của C).z 
    Ví dụ: Tính phân tử khối của CaCO3
    PTK = NTK của Ca + NTK của C + 3.(NTK của O) = 40 + 12 + 16.3 = 100 đvC.
    7. Quy tắc hóa trị
    Xét hợp chất có dạng: 
    Với:
    A, B là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
    a, b lần lượt là hóa trị của A, B.
    x, y chỉ số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.
    Theo quy tắc hóa trị: x.a = y.b 
     biết x, y và a thì tính được b = 
     biết x, y và b  thì tính được a = 
    Chú ý: Quy tắc này được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.
    Tóm tắt công thức Hóa học lớp 8 Chương 2
    1. Định luật bảo toàn khối lượng
    Giả sử có phản ứng:  A + B → C + D 
    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD
    Trong đó mA, mB, mC, mD là khối lượng mỗi chất.
    Ví dụ: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí cacbon đioxit (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu?
    Giải:
    Phương trình hóa học: đá vôi → cacbon đioxit  + canxi oxit
    Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcacbon đioxit + mcanxi oxit
    ó mđá vôi = 4,4 + 5,6 = 10 gam.
    Vậy khối lượng đá vôi đem nung là 10g.
    Tóm tắt công thức Hóa học lớp 8 Chương 3
    1. Công thức tính số mol (n; đơn vị: mol)
    • n = 
    Lưu ý: 
    + m: khối lượng (đơn vị: gam).
    + M: khối lượng mol (đơn vị: g/mol).
    • n = 
    Lưu ý: 
    + V: thể tích khí ở đktc (đơn vị: lít).
    + Công thức này áp dụng cho tính số mol khí ở đktc.
    • n = CM.Vdd
    Lưu ý:
    CM: nồng độ dung dịch (đơn vị: mol/ lít)
    Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: lít)
    • n = 
    Lưu ý: 
    Công thức này áp dụng cho chất khí.
    P: áp suất (đơn vị: atm)
    V: thể tích (đơn vị: lít)
    R: hằng số (R = 0,082)
    T: Nhiệt độ kenvin (T = oC + 273)
    • n = 
    Lưu ý: 
    N: số nguyên tử hoặc phân tử.
    NA: số avogađro (NA = 6,02.1023)
    2. Công thức tính tỉ khối của chất khí
    – Tỉ khối của chất A so với chất B
                 
    – Tỉ khối của chất A so với không khí
             
    – Từ các công thức trên ta rút ra các hệ quả sau:
           
    Lưu ý: MA; MB lần lượt là khối lượng mol khí A và khí B (đơn vị: g/mol).
    3. Công thức tính khối lượng chất tan (m hoặc mct; đơn vị: gam)
    • m = n.M
    Lưu ý: 
    n: số mol (đơn vị: mol)
    M: khối lượng mol (đơn vị: g/ mol)
    • mct = mdd – mdm
    Lưu ý:
    mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam);
    mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam);
    • mct = 
    Lưu ý:
    C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: %)
    mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam).
    4. Công thức tính thể tích chất khí (Vkhí hoặc V; đơn vị: lít)
    – Thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): Vkhí = nkhí.22,4
    – Thể tích khí ở điều kiện nhiệt độ phòng: Vkhí = nkhí.24
    – Thể tích khí ở điều kiện nhiệt độ, áp suất bất kì:
    Vkhí =
    Lưu ý:
    n hay nkhí là số mol khí (đơn vị: mol)
    P: áp suất chất khí (đơn vị: atm)
    R: hằng số (R = 0,082)
    T: Nhiệt độ kenvin (T = oC + 273)
    5. Công thức tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp
    Giả sử hỗn hợp gồm hai chất A và B:
              mhh = mA + mB
              %m=
              %m= hay %mB = 100% – %mA
    Lưu ý: 
    mhh; mA; mB lần lượt là khối lượng hỗn hợp, khối lượng chất A, khối lượng chất B (đơn vị: gam)
    6. Công thức tính thành phần phần trăm về thể tích các chất trong hỗn hợp
    Giả sử hỗn hợp gồm hai chất A và B
              Vhh = VA + VB
              %V=
              %V=  hay %VB = 100% – %VA
    Lưu ý: 
    – Vhh; VA; VB lần lượt là thể tích hỗn hợp, thể tích chất A, thể tích chất B.
    – Với các chất khí ở cùng điều kiện, thì điều kiện về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol, nên có thể tính như sau:
              nhh = nA + nB
              %V=
              %V=  hay %VB = 100% – %VA
    -Với nhh; nA; nB lần lượt là số mol hỗn hợp, số mol chất A, số mol chất B.
    7. Công thức tính hiệu suất phản ứng (H; đơn vị: %)
    – Tính theo khối lượng chất sản phẩm:
              H = 
    Lưu ý: 
    mTT: khối lượng sản phẩm thực tế; 
    mLT: khối lượng sản phẩm theo lý thuyết; 
    mTT và mLT trong công thức phải có cùng đơn vị.
    – Tính theo số mol chất tham gia:
              H = 
    Lưu ý: 
    n: số mol chất tham gia đã phản ứng.
    nbđ:  số mol chất tham gia ban đầu.
    8: Công thức tính khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất
    Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng chất tham gia thực tế đem vào phản ứng phải hơn nhiều so với lý thuyết để bù vào sự hao hụt. Sau khi tính khối lượng chất tham gia theo phương trình phản ứng, ta có khối lượng chất tham gia khi có hiệu suất như sau:
              
    9. Công thức tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất
    Do hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%, nên lượng sản phẩm thực tế thu được phải nhỏ hơn so với lý thuyết. Sau khi khối lượng sản phẩm theo phương trình phản ứng, ta tính khối lượng sản phẩm khi có hiệu suất như sau:
              
    10. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất
    Giả sử có công thức hóa học đã biết AxBy, ta tính được %A; %B
    Tóm tắt công thức Hóa học lớp 8 Chương 6
    1. Công thức tính độ tan (S; đơn vị: gam)
              
    Lưu ý:
    mct: là khối lượng chất tan (đơn vị: gam)
    mdd: là khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)
    2. Công thức tính nồng độ phần trăm (C%; đơn vị: %)
    • C% = 
    Lưu ý:
    mct: khối lượng chất tan (đơn vị: gam)
    mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)
    • C% = 
    Lưu ý:
    CM: nồng độ mol (đơn vị: mol/ lít)
    M: khối lượng mol (đơn vị: g/mol)
    D: khối lượng riêng (đơn vị: g/ml)
    3. Công thức tính nồng độ mol (CM; đơn vị: mol/l)
    • CM = 
    Lưu ý:
    n: số mol chất tan (đơn vị: mol)
    V: thể tích dung dịch (đơn vị: lít)
    • CM = 
    Lưu ý: 
    D: khối lượng riêng (đơn vị: g/ml)
    C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)
    M: khối lượng mol (đơn vị: g/mol)
    4. Công thức tính khối lượng chất tan (m hoặc mct; đơn vị: gam)
    • m = n.M
    Lưu ý: 
    n: số mol (đơn vị: mol)
    M: khối lượng mol (đơn vị: g/ mol)
    • mct = mdd – mdm
    Lưu ý:
    mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam);
    mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam);
    • mct = 
    Lưu ý:
    C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: %)
    mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam).
    • mct =
    Lưu ý:
    S: độ tan của một chất trong dung môi (thường là nước) (đơn vị: gam);
    mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam);
    5. Công thức tính khối lượng dung dịch (mdd; đơn vị: gam)
    • mdd = mct + mdm
    Lưu ý:
    mct: khối lượng chất tan (đơn vị: gam)
    mdm: khối lượng dung môi (đơn vị: gam)
    • mdd = 
    Lưu ý:
    mct: khối lượng chất tan (đơn vị: gam)
    C%: nồng độ phần trăm (đơn vị: C%)
    • mdd = Vdd. D
    Lưu ý:
    Vdd: thể tích dung dịch (đơn vị: ml)
    D: khối lượng riêng của dung dịch (đơn vị: g/ml)
    6. Công thức tính thể tích dung dịch (Vdd hoặc V)
    • Vdd = 
    Lưu ý:
    n: số mol (đơn vị: mol)
    CM: nồng độ mol (đơn vị: mol/ lít)
    Vdd: đơn vị lít
    • Vdd = 
    Lưu ý: 
    mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị: gam)
    D: khối lượng riêng dung dịch (đơn vị: g/ml)
    Vdd: đơn vị ml
     

  2. Giải đáp:
    Giải thích các bước
    Qua một số cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về môn học khó ưa nhất của mình thì có đến 7/10 bạn trả lời đó là môn hoá học. Vì sao hầu hết học sinh đều ghét, đều sợ môn hóa?
    – Quá nhiều thứ phải ghi nhớ và học thuộc: Bảng tuần hoàn dài ngoằng ngoẵng, các phương trình phản ứng khó hiểu, các công thức khó nhớ…
    – Cách học và làm bài tập môn hóa khác với tư duy Toán học.
    – Hóa học là môn dễ quên nhất, học trước quên sau nếu không ôn tập thường xuyên.
    – Nhiều giáo viên dạy còn khó hiểu, chưa cung cấp cách học phù hợp khiến nhiều học sinh.
    Tuy nhiên có một lý do quan trọng dẫn đến việc học môn hóa quá trở nên khó khan và nhàm chán là do “Mất Gốc”  từ các cấp THCS.
    Khi lên cấp 3,môn Toán chủ yếu là ôn tập lại rồi mới đến các phần kiến thức nâng cao, môn Lý thì gồm các chương tách biệt nhau, trong khi đó môn hoá lại có những đặc điểm riêng đó là phần kiến thức nền móng lại nằm chủ yếu ở chương trình cấp 2, Khi lên cấp 3 các kiến thức đó được sử dụng liên tục, chồng chất lên các kiến thức mới, điều đó làm cho việc học Hoá trở lên khó khắn. Rõ ràng, nếu có kiến thức tốt từ các bậc THCS thì lên cấp 3 việc học hoá sẽ đơn giản hơn rất nhiều, tuy nhiên đa số các bạn học sinh đều gặp vấn đề với việc tiếp thu môn hoá học ở THCS dẫn đến “Mất Gốc” và mệt mỏi với môn học thú vị này.
     
    phương pháp học tốt môn hóa họcBước 1: Xác định điểm mạnh và điểm yếu.
    • Đây là bước đầu tiên và cũng là bước đơn giản nhất, điểm mạnh và điểm yếu của bạn sẽ được bộc lộ qua quá trình học trên lớp, hãy dành thời gian suy nghĩ xem những phần nào mình còn chưa tốt, thẳng thắn nhìn nhận để có hướng đi đúng đắn.
    • Sau khi nhận ra thế mạnh cũng như các lỗ hổng kiến thức của bạn thân, ta tiếp tục đến với bước 2.
    Bước 2: Kiến thức nền tảng môn hóa.
    • Kiến thức nền tảng ở đâu? Rất đơn giản đó là các cuốn SGK hoá học lớp 8 và lớp 9. Đây là 2 cuốn sách cơ bản và dễ học nhất nhưng cũng là phần nền móng quan trọng để học tiếp các kiến thức nâng cao vì vậy đừng coi thường 2 cuốn sách này nhé.
    • Cố gắng nhồi nhét kiến thức mới mà bỏ qua các kiến thức cơ bản chỉ làm cho môn hoá trở nên khô khan và khó học, bỏ qua lối tư duy đó và hãy tập trung học từ những cái đơn giản nhất.
    Bước 3: Xây dựng phương pháp học hiệu quả.
    • Câu hỏi đặt ra là nếu như bạn đã lỡ ghét môn Hoá rồi thì sao? Thật không dễ dàng để ngồi học lại một môn học mà mình không thích phải không?
    • Đầu tiên hãy tìm hiểu những điều thú vị của Hoá Học, khoan nghĩ đến việc ngồi vào bàn, bạn chỉ cần bật You Tube lên tìm kiếm những thí nghiệm Hoá Học ví dụ như: “0,5 kg Na tác dụng với nước “ , “ Những phản ứng hoá học đẹp nhất” hay “ Phản ứng nổ”. Bạn đã từng thử chưa? Chắc nó sẽ làm bạn có suy nghĩ khác về môn Học này.
    • Sau khi tìm được cảm hứng học tập thì đã đến lúc ngồi lại nghiêm túc, hãy đi từ cơ bản nhất, chắc chắn bạn chưa thể tiếp thu nhanh được nhưng đừng quan tâm đến chuyện đó, hãy giành thời gian nhiều hơn một chút, luôn luôn mang theo tài liệu để khi quên có thể xem lại.
    • Tận dụng mạng Internet để học : Ngày nay học trên internet ngày càng phổ biến, việc tra cứu các phương trình phản ứng, giải thích hiện tượng kết quả thí nghiệm trở nên quá dễ dàng, các diễn đàn học tập là môi trường tốt để nâng cao kến thức, đừng bỏ qua cơ hội này.
    • Học hỏi những bạn học giỏi Hoá, đó cũng là một cách để giúp bạn học tốt.
    • Tự học là phương pháp hiệu quả để nâng cao kiến thức, làm chủ kiến thức.Tuy nhiên nếu bạn đang gặp vấn đề với việc tự học hoặc với những bạn học khá muốn tiếp cập các kiến thức nâng cao thì bạn nên tìm đến những người thầy cô giỏi hóa, có chuyên môn cao để được tiếp cận với những phương pháp giải mới, kinh nghiệm ôn và làm bài, tối ưu hoá hiệu quả học tập.
    • Kiên trì học tập, một vài tuần sau bạn sẽ thấy được sự tiến bộ của mình, một phần kiến thức của bạn được nâng cao và nó sẽ kéo theo các kỹ năng khác cũng được cải thiện một cách tổng thể.
    Bước 4: Trình tự chi tiếtLý thuyết
    • Muốn học tốt môn Hoá Học bạn cần nắm vững các khái niệm , định nghĩa, định luật… trong chương trình.
    • Muốn học giỏi bộ môn Hoá phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, môn hoá học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
    • Tự làm thí nghiệm, quan sát các hiện tượng thực tế trong cuộc sống để rút ra kết luận cho mình.
    Bài Tập
    • Đầu tiên hãy làm tất cả các bài tập cuối sách giáo khoa, đây là những bài tập đơn giản và bám sát kiến thức trọng tâm.
    • Tên gọi: Nắm được cách gọi tên các chất ( Tên gọi thông thường và tên quốc tế UIPAC)
    • Lí tính: Biết được những đặc điểm cấu tạo của từng chất, liên kết trong phân tử…Tính chất Hoá Học:
    • Dựa vào đăc điểm cấu tạo suy ra tính chất cơ bản, từ những tính tiêu biểu để suy ra tính chất chung của các loại hợp chất đó.
    • Mỗi loại hợp chất thường có một số tính chất tiêu biểu, hãy nhỡ kỹ và đừng nhầm lẫm, ghi chép nhiều để không bị quên.
    • Điều chế:
    • Nắm được phương pháp chung điều chế các hợp chất, ngoài các phương pháp chung còn có các phương pháp riêng nào để điều chế.
    • Đây là phần học sinh thường bỏ qua nhưng lại chứa nhiều phương trình quan trọng để giải các bài tập khó liên quan đến điều chế, tách chất và tính toán.
    • Ứng dụng: nắm được ứng dụng các chất, liên hệ với thực tế để nhớ lâu hơn.
    Tổng kết
    • Trên đây là phương pháp tư duy và cách học tập hiệu quả đối để học tốt môn Hoá Học. Phần sau thầy sẽ hướng dẫn các em phương pháp ôn tập và làm bài thi để đạt được kết quả cao nhất. Chúc các em học tốt.
    giải:
     

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )