Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Toán Lớp 6: Câu1: Nêu 2 cách mô tả một tập hợp. Lấy ví dụ. Câu 2: Nêu 2 công thức nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số và thứ tự thực hiện các phép t

Toán Lớp 6: Câu1: Nêu 2 cách mô tả một tập hợp. Lấy ví dụ.
Câu 2: Nêu 2 công thức nhân, chia hai lũy thừa cùng cơ số và thứ tự thực hiện các phép tính.
Câu 3: Nêu các khái niệm: ước, bội, số nguyên tố, hợp số.
Câu 4: Nêu các bước tìm ƯCLN, BCNN của hai hay nhiều số.
Câu 5: Nêu các công thức tính chu vi, diện tích của: hình vuông, hình chữ nhật , hình bình hành, hình thoi, hình thang
Câu 6: Thế nào là hình có trục đối xứng, hình có tâm đối xứng. Lấy ví dụ trong hình học và trong thực tiễn.

Comments ( 2 )

  1. Giải đáp:
     
    Lời giải và giải thích chi tiết:
     Câu1 : C1 (ví dụ lun) : A= {x thuộc N sao| 4<x<10}
                C2 (ví dụ lun) : B = { 5, 6, 7, 8,9}
     Câu2 : (Ví Dụ) 5^3 : 5^2 = 5^3-2 = 5^1 = 5 vì a^1= a, a^0=1
                Thứ tự thực hiện phép tính : Thực hiện ngoặc () -> [] -> {}
                  Nếu k có ngoặc thì thực hiện từ trái qua phải
    Câu3 :
    Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a.
    Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
    Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước.
    Câu4 : B1 : Theo đầu bài có : 
                        x chia hết cho STN -> là bội
                        STN chia hết cho x -> là ước
    x lớn nhất -> là ƯCLN hoặc BCNN
    B2 : Phân tích ra thừa số nguyên tố
    B3 : Tìm thừa số chung (nếu là ước)
            Tìm thừa số chung + riêng (nếu là bội)
    B4 : Tìm ƯCLN hoặc BCNN 
    B5 : Kết luận
    Câu5:
    hình vuông : 1 cạnh x 4 (chu vi)
                         cạnh x cạnh (diện tích)
    HCN : CD x CR (diện tích)
                (CD + CR) x 2 (chu vi)
    Hình bình hành : tích của cạnh đáy nhân với chiều cao. (diện tích)
                                    tổng độ dài của 4 cạnh. (chu vi)
    Hình thoi : bằng 1 nửa tích độ dài 2 đường chéo (diện tích)
     tổng độ dài 4 cạnh (chu vi)
    Hình thang : (đáy bé + đáy lớn)x chiều cao : 2 (diện tích)
    tổng số đo độ dài 2 đáy và hai cạnh bên.
    Câu 6 :
    Hình có tâm đối xứng
     Những hình có một điểm O sao cho khi quay nửa vòng quanh điểm O ta được vị trí mới của hình chồng khít với vị trí ban đầu (trước khi quay) thì được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.
    Ví dụ: Hình có tâm đối xứng là các hình: hình tròn, hình chong chóng 2 cánh, chong chóng 4 cánh,…
    Tâm đối xứng của một số hình
    Tâm đối xứng của hình bình hànhhình thoihình vuônghình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.
    Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính.
    Lưu ý:
    – Có những hình có tâm đối xứng và có nhiều trục đối xứng: Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi.
    – Có hình không có tâm đối xứng: Tam giác đều, hình thang cân,..
     CHÚC TUS HỌC TỐT NHÉ !

  2. Câu 1:
    ⇒ Hai cách mô tả tập hợp là:
    Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
    Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
    Ví dụ: Đề bài hỏi tìm tất cả các ước của 9 thuộc tập hợp các số nguyên dương (gọi các số đó là x)
    Cách 1: Ư(9) = {1 ; 3 ; 9}
    Cách 2: Ư(9) = {x ∈ N|0 < x < 10} hay {x ∈ N| 1 ≤ x ≤ 9}
    Câu 2:
    ⇒ Muốn nhân 2 lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:
    Ví dụ: $a^{m}$ . $a^{n}$ = $a^{m + n}$
    ⇒ Muốn chia 2 lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ:
    → Ví dụ: $a^{m}$ : $a^{n}$ = $a^{m – n}$ (m < n)
    ⇒ Thứ tự thực hiện các phép tính
    → Có dấu ngoặc: Nếu có dấu ngoặc ta thực hiện từ ngoặc tròn () ; rồi đến ngoặc vuông [] ; cuối cùng là ngoặc nhọn {} | ()→ []→{}
    Câu 3:
    Ước: số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói b là ước số của a. 
    → Ví dụ 10 chia hết cho 5 nên ta nói 5 là ước của 10
    ⇒ Bội: số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b.
    → Ví dụ 10 chia hết cho 5 nên ta nói 10 là bội của 5
    ⇒ Số nguyên tố: là gồm các số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó
    → Ví dụ: 5 là số nguyên tố vì 5 chỉ chia hết cho 1 và chính nó
    ⇒ Hợp số: là gồm các số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn 2 ước
    → Ví dụ: Ư (10) = {1 ; 2 ; 5 ; 10} vậy 10 có nhiều hơn 2 ước nên 10 là hợp số
    Câu 4:
    Có 2 cách tìm ƯCLN
    Cách 1: liệt kê các phần tử của tập hợp rồi tìm ƯCLN
    → Ví dụ: đề bài cho tìm ước chung lớn nhất của 10, 20 
    Ư (10) = {1 ; 2 ; 5 ; 10}
    Ư (20) = {1 ; 2 ; 4 ; 5 ; 10 ; 20 }
    từ đó ta tìm ước chung lớn nhất của 10, 20 là {10}
    Cách 2: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
    → Ví dụ: đề bài trên (tìm ước chung lớn nhất của 10, 20 )
    10 = 2 . 5
    20 = $2^{2}$ . 5 
    (Tìm các thừa số nguyên tố chung r nhân chúng lại với nhau, lấy với số mũ nhỏ nhất)
    ƯCNN(10, 20) = 2 . 5 = 10
    Có 2 cách tìm BCNN
    Cách 1: liệt kê các phần tử của tập hợp rồi tìm BCNN
    → Ví dụ: đề bài cho tìm ước chung lớn nhất của 10, 20 
    B (10) = {10 ; 20 ; 30 ; 40 ; 50 ; 60 ; 70 ; 80 ; 90 ; 100 ; …}
    B (20) = {20 ; 40 ; 60 ; 80 ; 100 ; … }
    từ đó ta tìm bội chung nhỏ nhất của 10, 20 là {20}
    Cách 2: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
    → Ví dụ: đề bài trên (tìm bội chung nhỏ nhất của 10, 20 )
    10 = 2 . 5
    20 = $2^{2}$ . 5 
    (Tìm các thừa số nguyên tố chung r nhân chúng lại với nhau, lấy với số mũ lớn nhất)
    ƯCNN(10, 20) = $2^{2}$ . 5 = 20
    Câu 5:
    Hình Vuông
    ⇒ Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy a x 4 (cạch nhân 4)
    ⇒ Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy a x a (cạch nhân cạnh)
    Hình chữ nhật
    ⇒ Muốn tích chu vi hình chữ nhật ta lấy (a + b) x 2 (dài + rộng nhân 2)
    ⇒ Muốn tích diện tích hình chữ nhật ta lấy a x b (dài nhân rộng)  
    Hình bình hành
    ⇒ Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy (a + b) x 2 (tổng độ dài 2 cạnh x 2)
    ⇒ Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy a x h (độ dài cạnh đáy nhân chiều cao)
    hình thoi
    ⇒ Muốn tính chu vi hình thoi ta lấy 4 x a (độ dài 1 cạnh x 4)
    ⇒ Muốn tính diện tích hình thoi ta lấy $\frac{m + n}{2}$ (tổng độ dài 2 đường chéo chia hai)
    hình thang
    ⇒ Muốn tính chu vi hình thang ta lấy a + b + c + d (tổng độ dài cách cạnh)
    ⇒ Muốn tính diện tích hình thang ta lấy $\frac{(a+b) × h}{2}$ ( Đáy bé cộng đáy lớn nhân chiều cao chia 2)
    Câu 6:
    Hình có trục đối xứng:
    → Các hình có đặc điểm là khi chia mỗi hình thành nửa và gấp theo mép đường thẳng ở giữa hình thì hai nửa này sẽ trùng khít vào nhau. Những hình như vậy là hình có trục đối xứng và đường thẳng ở giữa được gọi là trục đối xứng của hình.
    ⇒ Hình có tâm đối xứng:
    → Hình này đối xứng với hình kia qua điểm nằm giữa nếu mỗi điểm của hình này đối xứng với một điểm của hình kia qua điểm giữa, và ngược lại. Điểm giữa gọi là tâm đối xứng của hai hình đó.
    Ví dụ:
    Hình có trục đối xứng:
    trong hình học:  hình thang, hình thoi, hình vuông ,…
    Thực tiễn: hình con bướm, chiếc lá, con chuồn chuồn, …
    ⇒ Hình có tâm đối xứng:
    Trong hình học: hình bình hành, hình tròn, hình chữ nhật, hình thoi, …
    → Thực tiễn: Hình biển báo giao thông, hình bông hoa, hình viên gạch hoa
     -gửi bạn-
    ≤chúc bạn học tốt ^^≥
    $#Rin$

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

About Hồng