Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Hóa học Lớp 12: Coi nhiệt độ là lượng của nước, cấu trúc hóa học (H2O) là chất của nước. Hỏi khi nhiệt độ của nước tăng quá 100 độ thì chất (cấu trúc h

Hóa học Lớp 12: Coi nhiệt độ là lượng của nước, cấu trúc hóa học (H2O) là chất của nước. Hỏi khi nhiệt độ của nước tăng quá 100 độ thì chất (cấu trúc hóa học) có thay đổi hay không? Vì sao ?, giúp em giải bài hóa này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Comments ( 1 )

  1. oGiới thiệu chung
    Nước là một hợp chất hóa học được tạo ra bởi nguyên tố hiđro và ôxi, có công thức hóa học là H2O.
    Tính chất vật lí
    • Ở trạng thái lỏng, nước nguyên chất không có hình dạng nhất định, không màu, không mùi, không vị.
    • Sôi ở 100oC,(ở áp suất khí quyển là 760 mmHg (1 atm)).
    • Hoá rắn ở 00C, gọi là nước đá, khác với nước đá khô là CO2 hóa rắn.
    • Khối lượng riêng của nước (ở 4 °C) là 1 g/ml (hoặc 1 kg/lít).
    • Nước là một dung môi phân cực có thể hòa tan rất nhiều chất tan phân cực khác ở cả rắn lỏng khí như: đường, muối ăn, axit, khí hidroclorua, khí amoniac…
    • Tính dẫn điện: Thực chất thì nước tinh khiết (nước cất) không dẫn điện. Nước thông thường thường chứa nhiều loại muối tan. Tính dẫn điện của nước thông thường phụ thuộc vào tổng lượng muối trong nước, tính chất các muối và nhiệt độ của nước. Nước khoáng hoá cao thường có tính dẫn điện mạnh.
    • Tính dẫn nhiệt: nước có khả năng dẫn nhiệt tốt.
     Tính chất hóa học1. Nước tác dụng với kim loại
    • Các kim loại tính kiềm mạnh như Li, Na, K, Ba, Ca… tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ và khí H2: H2O + Kim loại → Bazơ + H2
    2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑
    Ví dụ: 
    2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 
    2K + 2H2O → 2KOH + H2 
    Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 
    Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
    • Kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng
    • Một số kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fe…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđro 
    Ví dụ:
    Mg + H2Ohơi →MgO + H2
    3Fe + 4H2Ohơi → Fe3O4+ 4H2
    Fe + H2Ohơi → FeO + H2
    Nước tác dụng với oxit bazo
    Nước tác dụng với oxit bazơ tạo thành dung dịch bazo tương ứng. 
    H2O + Oxit bazơ→ Bazơ
    Na2O + H2O → 2NaOH
    Li2O +H2O→ 2LiOH
    K2O +H2O→ 2KOH
    CaO + H2O → Ca(OH)2
    Nước tác dụng với oxit axit
    Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng.
    CO2 + H2O → H2CO3
    SO2 + H2O → H2SO3
    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
    SO3 + H2O → H2SO4
    N2O5 + H2O → 2HNO3
    Ngoài ra, H2O còn tham giá rất nhiều phản ứng với các chất khác 
    Phản ứng với phi kim mạnh: Flo, Clo
    Khi gặp H2O khi đun nóng thì flo bốc cháy
    2F2 + 2H2O → 4HF + O2 
    2H2O + 2Cl2 →to 4HCl + O2
    Một số phản ứng với muối natri aluminat.
    3H2O + 2AlCl3 + 3Na2SO3→ 6NaCl + 2Al(OH)3 + 3SO2
    H2O + NaAlO2 →NaAl(OH)4
    2H2O + NaAlO2 + CO2 → Al(OH)3 + NaHCO3
    4H2O + 2NaAlH4 →Na2O + Al2O3+ 8H2
    Vai trò của nước
    Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải… Sự sống trên Trái Đất đều bắt nguồn từ nước và phụ thuộc vào nước. Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu một khu vực và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. 
    Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp tạo thành khí oxi:
    6H2O + 6CO2 ợ→quang hợp C6H12O6 + 6O2
    Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật. Nước chiếm hơn 70% cơ thể chúng ta.
     

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

About Thúy Mai