Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Hóa học Lớp 8: Câu 1: Có các vật thể như sau: xe máy, máy bay, sông, con chó, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày. Số vật thể nhân tạo là: A. 4. B. 2. C. 5. D.

Hóa học Lớp 8: Câu 1: Có các vật thể như sau: xe máy, máy bay, sông, con chó, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày. Số vật thể nhân tạo là:
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 2: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết?
A. Nước suối.
B. Nước cất.
C. Nước khoáng.
D. Nước đá từ nhà máy.
Câu 3: Dãy nào sau đây mà tất cả các vật thể đều là vật thể tự nhiên
A. Cây mía, con ếch, xe đạp.
B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
C. Cây tre, con cá, con mèo.
D. Máy vi tính, cái cặp, radio.
Câu 4: Cho các từ sau: dây điện, chất dẻo, lốp xe, cái bàn. Hãy cho biết từ nào chỉ chất?
A. Dây điện.
B. Chất dẻo.
C. Lốp xe.
D. Cái bàn.
Câu 5: Chất tinh khiết là
A. Chất lẫn ít tạp chất.
B. Chất không lẫn tạp chất.
C. Chất lẫn nhiều tạp chất.
D. Có tính chất thay đổi.
Câu 6: Mọi vật thể được tạo nên từ
A. Chất liệu.
B. Vật chất.
C. Vật liệu.
D. Chất.
Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.
A. Vật lý và hoá học nhất định.
B. Thay đổi.
C. Vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
D. Hoá học nhất định, vật lý thay đổi.
Câu 8: Không khí là gì?:
A. Chất tinh khiết.
B. Hỗn hợp.
C. Tập hợp các vật thể.
D. Tập hợp các vật thể.
Câu 9: Trong nguyên tử, hạt mang điện là:
A. Electron.
B. Electron và nơtron.
C. Proton và nơton.
D. Proton và electron.
Câu 10: Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là:
A. Electron.
B. Proton.
C. Nơtron.
D. Nơtron và electron.
Câu 11: Nguyên tử khối là
A. Khối lượng của nguyên tử tính bằng gam.
B. Khối lượng của phân tử tính bằng đvC.
C. Khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC.
D. Khối lượng của phân tử tính bằng gam.
Câu 12: Khối lượng của một nguyên tử carbon là 19,9265. 10-23 gam. Vậy khối lượng của 1 đvC là bao nhiêu?
A. 8,553. 10-23 g.
B. 2,6605. 10-23 g.
C. 1,6605. 10-23 g.
D. 18,56. 10-23 g.
Câu 13: Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy X là nguyên tố nào?
A. Sulfur.
B. Iron.
C. Nitrogen.
D. Calcium.
Câu 14: Khối lượng tương đối của một phân tử H2O là bao nhiêu? Biết H=1, O=16
A. 18 đvC.
B. 18 gam.
C. 34 đvC.
D. 18kg.
Câu 15: Viết 5 N chỉ:
A. 5 đơn chất nitrogen
B. 5 phân tử nitrogen.
C. 5 nguyên tử nitrogen
D. 5 hợp chất nitrogen
Câu 16: Nguyên tử khối của oxygen là bao nhiêu? Biết O=16
A. 32 đvC.
B. 16 đvC.
C. 32 gam.
D. 16 g.
Câu 17: Phân tử khối của oxygen là bao nhiêu? Biết O=16
A. 32g.
B. 32 đvC.
C. 16g.
D. 16 đvC.
Câu 18: Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?
A. Hai loại nguyên tử.
B. Ba loại nguyên tử.
C. Một loại nguyên tử.
D. Bốn loại nguyên tử.
Câu 19: Khí methane có phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. Phân tử khối của methane là bao nhiêu? Biết H=1, C=12
A. 12 đvC.
B. 14 đvC.
C. 16 đvC.
D. 52 đvC.
Câu 20: Trong 1 phân tử muối Iron (II) chloride chứa 2 loại nguyên tử iron và chlorine. Phân tử khối của muối iron là 127 đvC. Số nguyên tử iron và chlorine trong muối này lần lượt là
A. 1 và 1.
B. 1 và 2.
C. 1 và 3.
D. 2 và 3.
Câu 21: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxygen và có phân tử khối là 94 đvC. X là nguyên tố nào sau đây?
A. Mg.
B. Fe.
C. K.
D. Na.
Câu 22: Xét về thành phần của nước, nhận định nào sau đây đúng?
A. Nước gồm 2 đơn chất là hydrogen và oxygen.
B. Nước gồm 2 nguyên tố là hydrogen và oxygen.
C. Nước là hỗn hợp của hydrogen và oxygen.
D. Nước gồm 2 nguyên tử là hydrogen và oxygen.
Câu 23: Nhìn vào công thức H3PO4 ta biết:
(1) Có 3 nguyên tố tạo nên là H, P và O.
(2) Có 3 nguyên tử H; 1 nguyên tử P và 4 nguyên tử O trong 1 phân tử H3PO4
(3) Phân tử khối bằng: 3 + 31 + 64 = 98 đvC.
Nhận xét nào dưới đây đúng? Biết H=1, O=16, P=31
A. 1 đúng; 2 và 3 sai.
B. 1 và 3 đúng; 2sai.
C. 1 và 2 đúng; 3 sai.
D. 1, 2, 3 đều đúng.
Câu 24: Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị là bao nhiêu?
A. II.
B. III.
C. IV.
D. V.
Câu 25: Một hợp chất có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222. Hoá trị của Mn là bao nhiêu?
A. III.
B. IV.
C. VII.
D. V.
Câu 26: Một hợp chất của sulfur với oxygen có khối lượng mol là 64. Hoá trị của S trong hợp chất đó là:
A. IV.
B. V.
C. II.
D. VI., giúp em giải bài hóa này ạ, em cảm ơn thầy cô và các bạn nhiều.

Comments ( 1 )

  1. Giải đáp:
     
    Lời giải và giải thích chi tiết:
     Câu 1 C
     Vật thể nhân tạo là xe máy, máy bay, lọ hoa, thước kẻ, đôi giày
    Câu 2 B
    Chất tinh khiết là nước cất
    Câu 3 C
    Dãy các vật thể tự nhiên là: Cây tre, con cá, con mèo.
    Câu 4 B
    Từ chỉ chất là : chất dẻo
    Câu 5 B
    Chất tinh khiết là Chất không lẫn tạp chất.
    Câu 6 A
    Mọi vật được tạo nên từ chất liệu
    Câu 7 A
    chất tinh khiết có tính chất Vật lý và hoá học nhất định.
    Câu 8 B
    Không khí là Hỗn hợp.
    Câu 9 D
    hạt mạng điện là Proton và electron.
    Câu 10 B
    Hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là proton
    Câu 11 C
    NTK là Khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC.
    #Trumhoahocc

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

About Khanh