Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Toán Lớp 7: cho tam giác BCD nhọn có BC=BD,K là trung điểm của CD.Từ K kẻ KE vuông góc với bc tại E,KF vuông góc với BD tại F a)C/m: ΔBCK= ΔBDK b)

Toán Lớp 7: cho tam giác BCD nhọn có BC=BD,K là trung điểm của CD.Từ K kẻ KE vuông góc với bc tại E,KF vuông góc với BD tại F
a)C/m: ΔBCK= ΔBDK
b)C/m: ΔBKE= ΔBKF
c) gọi M là giao điểm của đường thẳng BC và và đường thẳng KF,N là giao điểm của đường thẳng BC và đường tẳng KE.C/m: ME=NF;MF=NE
d)C/m: EF//MN
mon các bạn gúp mình bài này là bài cuối rồi tối là hạn nộp bài của mình

Comments ( 2 )

  1. a Xét ΔBCD, có:
     BC = BD (gt)
    => ΔBCD cân
    => ∠C = ∠D 
      Xét ΔBCK và ΔBDK, có
           KC = KD 
          ∠C = ∠D
           BC = BD
    => ΔBCK =  ΔBDK ( c-g-c)
    b, Vì ΔBCK =  ΔBDK (cm a)
      => ∠B1 =B2 ( 2 góc t/ứng)
    Xét ΔBKE và ΔBKF, có:
      ∠E = ∠F =90 dộ
      ∠B1 = ∠B2 
       BK chung 
    => ΔBKE = ΔBKF(ch-gn)
    c, VÌ ΔBKE = ΔBKF (cm b)
    => KE =KF ( 2 cạnh t/ứng)
        Xét ΔEKM và ΔNKF, có:
    ∠EKM = ∠NKF ( 2 góc đối đỉnh)
    KE =KF
    ∠E = ∠F
    => ΔEKM = ΔNKF( ch -gn)
    d,  MF ⊥ BN
         NE ⊥ BM
     => BK ⊥ MN  ( giao điểm của 3 đg’ cao trong Δ)
    => EF//MN
     

    toan-lop-7-cho-tam-giac-bcd-nhon-co-bc-bd-k-la-trung-diem-cua-cd-tu-k-ke-ke-vuong-goc-voi-bc-tai

  2. Giải đáp:
    Lời giải và giải thích chi tiết:
    a. ΔBCD có BC = BD
    => ΔBCD cân tại B
    => BK là đường trung tuyến, cũng là đường cao và đường phân giác.
    * Xét 2 tam giác vuông ΔBCK và ΔBDK có:
               BC = BD (gt)
              $\widehat{BCK}$ = $\widehat{BDK}$ (ΔBCD cân tại B)
    => ΔBCK = ΔBDK (cạnh huyền – góc nhọn)
    b. Xét 2 tam giác vuông ΔBED và ΔBFC có:
                $\widehat{EBD}$ chung
               BD = BC (gt)
    => ΔBED = ΔBFC (cạnh huyền – góc nhọn)
    => BE = BF
    * Xét ΔBKE và ΔBKF có:
              BE = BF (cmt)
             $\widehat{EBK}$ = $\widehat{FBK}$ (BK phân giác $\widehat{CBD}$)
             BK chung
    => ΔBKE = ΔBKF (c – g – c)
    => EK = FK (1)
    c. Xét 2 tam giác vuông ΔEKM và ΔFKN có:
              $\widehat{EKM}$ = $\widehat{FKN}$ (đối đỉnh)
                EK = FK (cmt)
    => ΔEKM = ΔFKN (cgv – gnk)
    => ME = NF,
          NK = MK (2)
    Cộng (1) và (2) theo vế ta có:
        EK + NK = FK + MK 
    => EN = FM 
    d. ΔBEF có BE = BF (cmt)
    => ΔBEF cân tại B
    => $\widehat{BEF}$ = $\dfrac{180^o – \widehat{EBF}}{2}$ (3)
    * Ta có BE = BF, ME = NF 
    => BE + ME = BF + NF
    => BM = BN 
    => ΔBMN cân tại B
    => $\widehat{BMN}$ = $\dfrac{180^o – \widehat{MBN}}{2}$
                    = $\dfrac{180^o – \widehat{EBF}}{2}$ (4)
    Từ (3) và (4) suy ra: $\widehat{BEF}$ = $\widehat{BMN}$
    mà chúng ở vị trí đồng vị 
    => EF // MN 
    P/s: Em không hiểu chỗ nào thì cmt, chị sẽ rep nhanh nhất có thể.
           Xin tlhn
           Chúc em học tốt ^^

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

About Thanh Thu