Register Now

Login

Lost Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )

Toán Lớp 7: 1.Nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc. 2.Nêu tiên đề Ơ-clit 3.Nêu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng 4.Nêu định nghĩa 2 đư

Toán Lớp 7: 1.Nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
2.Nêu tiên đề Ơ-clit
3.Nêu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng
4.Nêu định nghĩa 2 đường thẳng song song
5.Nêu tính chất của 2 đường thẳng song song.
6.Nêu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
7.Nêu 3 tính chất của quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của 2 đường thẳng.
8.Nêu định nghĩa của định lý.
9.Giả thiết là gì?
10.Kết luận là gì?
11.Định lý thường phát biểu dưới dạng gì?
12.Nêu định lý tổng ba góc của một tam giác
13.Nêu định nghĩa góc ngoài của tam giác.
14.Nêu tính chất của góc ngoài.
15.Nêu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau.
16.Nêu định nghĩa của trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh.
17. Nêu định nghĩa của trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh-góc-cạnh.
18.Nêu định nghĩa trường hợp bằng nhau của 2 tam giác vuông.
19.Nêu định nghĩa của số hữu tỉ?Tập hợp số hữu tỉ kí kiệu là gì?
20.Nêu cách so sánh 2 số hữu tỉ.

Comments ( 1 )

  1. 1. Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc
    Hai đường thẳng xx′  yy′ cắt nhau.
    Nếu trong các góc tạo thành có một góc vuông thì hai đường thẳng đó gọi là hai đường thẳng vuông góc và kí hiệu 
    2. Tiên đề Ơ-clit
    Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
    3. Định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng
    Trong hình học phẳng, đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó.
    4. Định nghĩa 2 đường thẳng song song
    – Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung.
    Kí hiệu a//b.
    – Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc cắt nhau hoặc song song.
    5. Tính chất của 2 đường thẳng song song
     Khi 2 đường thẳng song song được cắt bởi 1 đường thẳng thứ ba:
    + Hai góc so le trong bằng nhau.
    + Hai góc đồng vị bằng nhau.
    + Hai góc trong cùng phía có tổng là 180 độ.
    6. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
    Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a,b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc cặp góc đồng vị bằng nhau, hoặc cặp góc trong cùng phía bù nhau) thì a và b song song với nhau
    7. Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song của ba đường thẳng
    +) Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
    +) Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
    8. Định nghĩa của định lí
    Một tính chất được khẳng định là đúng bằng suy luận được gọi là định lí.
    9. Giả thiết
    Giả thiết là một điều kiện giả định trong quan sát hoặc thực hiện. Giả thiết là một điều kiện mang tính quy ước của người nghiên cứu, nó có thể không tồn tại hoặc không phải lúc nào cũng tồn tại trong thực tế. Tất cả các khoa học thực nghiệm, bất kể trong khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật hay khoa học xã hội, đều cần có giả thuyết.
    10. Kết luận
    Ý kiến tổng quát nhất được rút ra sau khi trình bày, lập luận về một vấn đề.
    11. Định lý thường phát biểu dưới dạng
    Định lí thường phát biểu dưới dạng: ” Nếu A thì B” với A là giả thiết, là điều kiện cho biết, B là kết luận, là điều được suy ra.
    12. Định lý tổng ba góc của một tam giác
    – 3 góc trong tam giác có tổng bằng 180 độ.
    – Góc ngoài có số đo bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
    – Tam giác vuông thì hai góc nhọn bù nhau.
    13. Định nghĩa góc ngoài của tam giác.
    Góc ngoài tam giác là góc kề bù với bất kì một góc nào trong tam giác.
    14. Tính chất
    – Mỗi góc ngoài tam giác có số đo bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
    – Góc ngoài của tam giác có số đo lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó.
    15. Định nghĩa 2 tam giác bằng nhau
    Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
    16. Định nghĩa của trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-cạnh.
    Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
    17. Định nghĩa của trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh-góc-cạnh.
    Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
    18. Định nghĩa trường hợp bằng nhau của 2 tam giác vuông.
    Nếuhaicạnh gócvuông của tam giác vuôngnày lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác đó bằng nhau(cạnh – góc – cạnh). …
    Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
    19. định nghĩa của số hữu tỉ. Tập hợp số hữu tỉ kí kiệu là 
    Số hữu tỉ là số có thể viết dưới dạng  với a,b ∈ Z, b≠0 và tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là
    20. Cách so sánh 2 số hữu tỉ.
    Ta có thể so sánh hai số hữu tỉ bằng cách viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó bằng một trong các cách sau:
    – Đưa về các phân số có cùng mẫu số dương rồi so sánh tử số.
    – So sánh với số 0, so sánh với số 1, với –1,…
    – Dựa vào phần bù của 1: So sánh các phần bù rồi suy ra kết quả.
    – So sánh với phân số trung gian.
    – Có thể sử dụng tính chất sau để so sánh: Nếu a, b, c ∈ Z và a < b thì a + b < b + c
    CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Leave a reply

222-9+11+12:2*14+14 = ? ( )